Chi tiết tin

A+ | A | A-

Công tác đào tạo nghề nông nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956)

Người đăng: Admin Ocop Ngày đăng: 15:56 | 25/12 Lượt xem: 664

Năm 2019 để thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, ngân sách Trung ương hỗ trợ từ nguồn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 1.602,64 triệu đồng; ngân sách địa phương: 250,14 triệu đồng. Trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được 685.990 người; tổng số lao động nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh là: 206.230 người, trong đó lao động đã qua đào tạo, đạt 58,51%.

1. Đào tạo được cấp chứng chỉ: Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề nông nghiệp theo chính sách của Đề án 1956 là: 1.721 người; Tổng số lao động được hỗ trợ đào tạo phân theo các nhóm đối tượng theo định hướng chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của doanh nghiệp: 273 người; Lao động là thành viên các hợp tác xã, trang trại: 17 người; Lao động thuộc diện chính sách đào tạo nhằm an sinh xã hội nông thôn: 1.431 người.

2. Đào tạo không cấp chứng chỉ, thống kê số lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông và các tổ chức khác ở địa phương đào tạo: 603 người;

Hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:  Tổng số lao động đã học xong: 1.721 người. Số người có việc làm, tỷ lệ đạt trên 90%; Lao động được doanh nghiệp, HTX tuyển dụng: 26 người; Lao động tự tạo việc làm/khởi nghiệp: 1.253 người; Lao động vẫn làm công việc cũ nhưng thu nhập tăng (tối thiểu 10% so với trước khi được đào tạo): 93 người; Lao động có thu nhập ổn định từ nghề đã được đào tạo: 165 người; Lao động áp dụng được các tiến bộ KHCN vào sản xuất tăng hiệu quả kinh tế: 34 người. Nhìn chung lao động nông thôn sau khi học nghề cơ bản đã vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, thay đổi dần thói quen sản xuất theo lối truyền thống, sang sản xuất có áp dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản xuất, từ đó tự tạo việc, góp phần tăng thu nhập, nhiều hộ đã thoát nghèo. Ngoài ra, triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích; nâng cao giá trị sản phẩm; chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, nâng tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo, góp phần thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

 Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả trong năm qua Quảng nam đã: Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng nhóm nghề ở địa phương: Năm 2019 thực hiện xây dựng 5 mô hình (mô hình trồng cây ăn quả, mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình trồng cây dược liệu, mô hình trồng hoa cây cảnh, mô hình nhân giống cây ăn quả ...); Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn, đặc biệt là công tác tuyên tuyền đào tạo nghề được các địa phương quan tâm, chú trọng, thực hiện bằng nhiều hình thức, thông qua nhiều kênh thông tin. Nhiều địa phương đã lồng ghép, kết hợp tuyên truyền đào tạo nghề vào các hoạt động phong trào, các đợt sinh hoạt, hội họp, tập huấn tại địa phương. Trong đó, gắn nhiệm vụ tuyên truyền đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề nông nghiệp nói riêng với việc tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm...; Chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề do Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT, cơ sở đào tạo ban hành có nội dung, thời gian đào tạo phù hợp với yêu cầu của nghề đào tạo, đối tượng người học.

Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục để trong việc thực hiện Đề án 1956: Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu người học cần được làm chính xác hơn, các địa phương phải căn cứ yêu cầu thực tế để xác định nhu cầu người học; số liệu điều tra, thống kê phải đúng với thực tế. Số lao động được hỗ trợ đào tạo thuộc diện chính sách đào tạo nhằm an sinh xã hội nông thôn vẫn chiếm phần lớn, trong khi đó lao động đào tạo cho các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của các doanh nghiệp; lao động là thành viên hợp tác xã, trang trại chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 20%.

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TIẾP SAU NĂM  2020

1. Định hướng: Tiếp tục đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, ưu tiên đào tạo lao động cho các dự án thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm, chuỗi giá trị nông sản; chuyển đổi nghề cho lao động trong các vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu; tuyên truyền về chủ trương chính sách, các điển hình làm tốt công tác đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để nhân rộng.

2. Mục tiêu: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩn (OCOP), liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản. Dự kiến năm 2020 triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho khoản trên 2.000 lao động, phấn đấu có trên 90% lao động có việc làm sau đào tạo, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 60%.

3. Một số giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện thời gian đến:

- Tiếp tục quán triệt, thông tin tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, về vị trí, vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn;

- Tăng cường công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu, tư vấn hướng nghiệp, xác định ngành nghề đào tạo phù hợp, xác định số lượng lao động tham gia học nghề nông nghiệp đối với từng nghề cụ thể để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại đào tạo hợp lý theo định hướng chỉ đạo của Trung ương, trong đó, tập trung đào tạo cho các lao động tại các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản để liên kết sản xuất với các doanh nghiệp; đào tạo thành viên các hợp tác xã; trang trại và đào tạo cho lao động nhằm an sinh xã hội ở nông thôn;  

- Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch, nguồn kinh phí được giao, ưu tiên tổ chức các lớp đào tạo nghề tại các địa phương đăng ký xây dựng xã nông thôn mới; thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030; chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho hộ nông dân gắn với HTX và doanh nghiệp.

-  Thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình, kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg với chương trình MTQG nông thôn mới và chương trình Khuyến nông trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các cấp về theo dõi công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;  

- Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện, nhất là công tác kiểm tra, giám sát cơ sở dạy nghề trong việc thực hiện hợp đồng đào tạo tổ chức lớp học, việc chấp hành dự toán kinh phí đào tạo. Chú trọng công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo theo hướng dẫn tại Quyết định số 54/QĐ-BNN-KTHT ngày 04/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tác giả: CCPTNT

Nguồn tin: Chi cục PTNT Quảng Nam

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: