Quang cảnh buổi làm việc tại tỉnh Bình Thuận
Tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận
- Tại hội nghị trao đổi, học tập kinh nghiệm về triển khai thực hiện Chương trình OCOP với Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận các thành viên trong đoàn đã tích cực trao đổi, học hỏi với tinh thần cầu thị, đồng thời cũng chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm của địa phương và chủ thể OCOP. Qua đó, đã tiếp thu được rất nhiều cách làm hay, những kỹ năng kinh nghiệm hữu ích trong công tác tuyên truyền, tập huấn, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng bao bì, sản phẩm... Hiện nay toàn tỉnh Bình thuận có 70 sản phẩm đạt OCOP, là những sản phẩm chủ lực, lợi thế của tỉnh như nước mắm, sản phẩm từ cây thanh long. Trong 70 sản phẩm OCOP, có 34 sản phẩm đạt 3 sao, 34 sản phẩm 4 sao và 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao; với 46 chủ thể (có 15 chủ thể là HTX, 01 Tổ hợp tác, 18 Doanh nghiệp, còn lại là cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh).
- Các sản phẩm được công nhận sao OCOP giai đoạn 2020 - 2021, đa số là mặt hàng tươi (trái thanh long tươi chiếm khá nhiều), không phải là các sản phẩm chế biến hoặc chế biến sâu. Số lượng sản phẩm được công nhận sao OCOP là 70 sản phẩm, còn khá ít so với một số tỉnh, thành. Tuy nhiên, với chủ trương, triển khai chương trình OCOP đảm bảo hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào thì chương trình OCOP tỉnh Bình Thuận đang thực hiện là đi đúng hướng, không chạy theo số lượng mà chú trọng chất lượng, có tính khuyến khích, vận động các chủ thể tập trung vào khâu chế biến, chế biến sâu để tăng cao giá trị sản xuất.
- Đi tham quan, học tập mô hình sản xuất nước mắm Cá đen (sản phẩm OCOP đạt 4 sao), sản phẩm đạt chất lượng cao, mang đầy đủ những nét đặc trưng của nước mắm truyền thống: màu vàng rơm, mùi thơm nồng, hậu ngọt, được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Công ty TNHH Cá đen đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm được đóng chai sang trọng qua đó nâng cao giá trị của của sản phẩm nước mắm truyền thống.
Đoàn công tác đang xem phóng sự và thảo luận về Chương trình OCOP tại Ninh Thuận
Tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận
- Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, đến nay toàn tỉnh có 134 sản phẩm OCOP cấp tỉnh của 54 chủ thể đã được công nhận (năm 2020: 69 sản phẩm của 19 chủ thể; năm 2022: 65 sản phẩm của 35 chủ thể), trong đó có 08 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 19 sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 4 sao và 107 sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao. Trong đó:
+ Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác: 110 sản phẩm (chiếm tỷ lệ 82,08%);
+ Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn: 20 sản phẩm (chiếm tỷ lệ 14,92%);
+ Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren… làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng: 02 sản phẩm (chiếm tỷ lệ 1,492%);
+ Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch: 02 sản phẩm (chiếm tỷ lệ 1,492%); (1) Du lịch sinh thái vườn Quốc gia Núi Chúa của Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường, Vườn Quốc Gia Núi Chúa được xếp hạng 4 sao vào năm 2020; (2) Dịch vụ du lịch tham quan Vịnh Vĩnh Hy của Công ty TNHH du lịch Vĩnh Hy Discovery được xếp hạng 3 sao vào năm 2022.
- Đi thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố. Viện là cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp, đã tập trung nghiên cứu chọn tạo giống, quy trình kỹ thuật canh tác và chế biến, phát triển các cây trồng đặc thù có lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là các loại cây trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất cho vùng khô hạn, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương như: nho, táo, măng tây xanh, … Qua buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác đã có những ý kiến trao đổi và chia sẻ các thông tin để giúp cho Viện có những định hướng nghiên cứu, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhanh chóng chuyển giao các kết quả nghiên cứu, áp dụng vào phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các địa phương tại Quảng Nam. Đoàn cũng đi thực tế và học tập cách làm du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Núi Chúa như: công tác vệ sinh môi trường trong khu du lịch, cách quảng bá du lịch, các dịch vụ du lịch phục vụ khách.
Đoàn công tác làm việc với Viện nghiên cứu bông và PTNT Nha Hố- Bộ NN&PTNT
Tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa
- Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa từ năm 2019-2022, trên địa bàn tỉnh đã có 103 sản phẩm của 61 chủ thể (22 DN, 14 HTX, 13 THT, 12 hộ kinh doanh) được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng đạt từ 03 sao trở lên, trong đó có 01 sản phẩm có số điểm đạt 05 sao, 14 sản phẩm đạt 04 sao và 88 sản phẩm đạt 03 sao. Trong 103 sản phẩm được phân thành 04 nhóm cụ thể:
+ Nhóm thực phẩm: 73 sản phẩm của 48 chủ thể (14 DN, 12 HTX, 13 THT, 9 hộ kinh doanh), trong đó có 01 sản phẩm có số điểm đạt 05 sao, 08 sản phẩm đạt 04 sao, 64 sản phẩm đạt 03 sao.
+ Nhóm đồ uống: 18 sản phẩm của 06 chủ thể (5 DN, 1 hộ kinh doanh), trong đó có 6 sản phẩm đạt 04 sao, 12 sản phẩm đạt 03 sao.
+ Nhóm gia vị: 08 sản phẩm của 04 chủ thể (2 DN, 01 HTX, 01 hộ kinh doanh), trong đó có 08 sản phẩm đạt 03 sao.
+ Nhóm thủ công mỹ nghệ: 04 sản phẩm của 03 chủ thể (01 DN, 01 HTX, 01 hộ kinh doanh), trong đó có 04 sản phẩm đạt 03 sao.
- Đi tham quan, học tập mô hình sản xuất Rong nho của Công ty TNHH SX-TM-XNK D&T: Nhà máy được xây dựng gồm khu chế biến, đóng gói cùng hệ thống bảo quản sản phẩm bài bản. Yếu tố làm rong nho ở đây có thương hiệu trên thị trường là vùng nuôi, nhờ vùng nuôi có độ mặn thích hợp, rong nho phát triển tốt, trái tròn, mập. Rong nho sau khi được thu hoạch ở ao, hồ tự nhiên sẽ được đưa vào nuôi cơ học trong các hồ nuôi tại nhà xưởng để rong đạt chất lượng tốt nhất. Tại hồ nuôi, nước được sử dụng là nước biển sâu trên 5 mét rồi qua hệ thống lọc lắng RO và than hoạt tính và thêm 5 công đoạn khác nhau để loại bỏ các vi khuẩn có hại và giữ lại các vi khuẩn có lợi. Giai đoạn tách nước được áp dụng theo công nghệ Việt Nam, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang nước ngoài (HACCP, ISO, FDA…). Điều hay nữa ở mô hình sản xuất rong nho ở đây chính là liên kết chuỗi, hợp tác cùng người nông dân để cùng đầu tư, phát triển nghề trồng rong nho.
Những kết quả đạt được
- Tại các buổi làm việc và đi thực tế tại cơ sở với các tỉnh bạn, đoàn công tác đã được các đồng chí Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và cán bộ, công chức và các chủ thể OCOP đón tiếp chu đáo và trọng thị với không khí ấm áp và tình cảm.
- Qua chuyến công tác học tập kinh nghiệm tại các tỉnh theo kế hoạch, các thành viên trong đoàn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, giao tiếp chuẩn mực, tạo sự tôn trọng và quý mến của cán bộ, công chức của tỉnh bạn. Các thành viên trong đoàn luôn tích cực nghiên cứu, trao đổi với tinh thần thực sự cầu thị và đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại các tỉnh.
- Đoàn công tác đã tiếp thu học tập được những cách làm hay của tỉnh bạn như: Đã triển khai công tác đánh giá phân hạng qua phần mềm số, việc chuẩn bị triển khai các mô hình điểm OCOP, việc xây dựng mô hình sản phẩm OCOP du lịch… Việc đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ (các đề tài nghiên cứu khoa học về các giống cây trồng, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến…) cho người dân trong việc phát triển các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương như như các mô hình trồng nho, táo, rong nho… đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và địa phương.
- Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa: Sản phẩm OCOP là đặc trưng sản phẩm địa phương, sản phẩm được chế biến sâu, đặc biệt tạo được chuỗi liên kết trong sản xuất , bao bì, nhãn mác thiết kế đẹp, tiện dụng…qua đợt học tập các chủ thể và địa phương sẽ nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm của mình.
Qua đợt học tập, tỉnh Quảng Nam sẽ có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong công tác triển khai Chương trình tại tỉnh từ 2023-2025./.