Chi tiết tin

A+ | A | A-

Quảng Nam tiếp tục đề nghị thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025

Người đăng: Admin Ocop Ngày đăng: 13:05 | 25/12 Lượt xem: 183

Quảng Nam tiếp tục đề nghị thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thống nhất với đề nghị trước đó.

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thay mô hình “Phát triển sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng Làng Cổ Lộc Yên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” cho mô hình “Sản xuất sản phẩm OCOP từ đẳng sâm gắn với phát triển nguồn nguyên liệu hợp chuẩn và bền vững tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”, mới đây 10/11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết tỉnh vừa tiếp tục có văn bản đề nghị thống nhất thay đổi mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025.

 

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất “Mô hình xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển chuỗi sản phẩm OCOP trái măng cụt, trái bòn bon trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” thay cho mô hình “Sản xuất sản phẩm OCOP từ đẳng sâm gắn với phát triển nguồn nguyên liệu hợp chuẩn và bền vững tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”.

 

Quảng Nam tiếp tục đề nghị thay đổi mô hình thí điểm chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025
Trái bòn bon ở huyện Tiên Phước

 

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, vùng dự kiến thực hiện mô hình có diện tích cây măng cụt, cây bòn bon được trồng hiện tại là 442,1 ha, bao quanh là các trục đường giao thông hiện trạng và quy hoạch, cũng như hệ thống sông, suối tại khu vực này. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tiên Phước đang xây dựng các vùng sản xuất tập trung khác tại các xã Tiên An, Tiên Lãnh, Tiên Hiệp, Tiên Lập.

 

“Khi mô hình được chọn sẽ xây dụng vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chuỗi sản phẩm OCOP được chế biến từ trái măng cụt, trái bòn bon quy mô nhỏ và vừa, các sản phẩm phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ. Khi xây dựng mô hình sẽ hướng đến công nhận sản phẩm OCOP 4-5 sao, là mô hình điểm về sản phẩm OCOP”, văn bản nêu rõ.

 

Trong trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình theo đúng quy định tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Thời gian thực hiện mô hình từ năm 2023-2025.

 

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, thống nhất để UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, tổ chức triển khai thực hiện mô hình và giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương được giao năm 2023 theo tiến độ năm ngân sách.

Tác giả: Hạ Vĩ

Nguồn tin: congthuong.vn

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: