Chi tiết tin

A+ | A | A-

Nhìn lại kết quả tổ chức thành công Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024

Người đăng: Admin Ocop Ngày đăng: 14:00 | 23/12 Lượt xem: 92

Có thể nói thành công của Sự kiện Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 không chỉ nâng cao nhận thức cộng đồng về việc gìn giữ nghề truyền thống mà còn góp phần đẩy mạnh du lịch và kinh tế, khẳng định thương hiệu Quảng Nam là điểm đến văn hóa và sáng tạo

           Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự tham gia khá đầy đủ của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các Hiệp hội, Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 31/8/2024 tại Quảng trường 24/3, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam diễn ra theo đúng Kế hoạch và thành công tốt đẹp. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam năm 2024, thể hiện nỗ lực vượt qua khó khăn - phục hồi phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó, tạo cơ hội cho các làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi, các chủ cơ sở sản phẩm nghề được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối cung cầu; là dịp để Nhà nước và xã hội tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân, thợ giỏi, họ là những người luôn giữ lửa và phát triển nghề truyền thống của địa phương.

Ông Hồ Quang Bửu-PCT UBND tỉnh, trưởng ban tổ chức Festival đánh trống khai mạc lễ hội

         

            Quy mô và các hoạt động diễn ra tại Festival

          - Festival được dàn dựng 26 gian nhà tre (Làng nghề trong tỉnh được phân bổ, bố trí tại 24 gian nhà tranh tre, 01 gian nhà thờ Tổ nghề và 01 gian dành cho Ban tổ chức và Tổ công tác đảm bảo an ninh), với sự tham gia của hơn 50 nghệ nhân, thợ giỏi của tỉnh Quảng Nam, đồng thời lồng ghép trưng bày giới thiệu 150 gian hàng OCOP của tỉnh, Ban Tổ chức có bố trí 02 gian hàng Trung tâm để quảng bá những sản phẩm mới của du lịch Quảng Nam, 01 khu ẩm thực trình diễn và giới thiệu các đặc sản Quảng Nam.

Các địa biểu tham quan khu trình diễn nghề

          - Ban Tổ chức thực hiện tái hiện không gian của vùng đất Quảng Nam với mô hình dòng sông nghệ thuật, các nghề, làng nghề truyền thống được bố trí trong các gian nhà tre 02 bên bờ sông theo các nghề từ hạ nguồn sông đến thượng nguồn. Đây là dòng sông mang đậm tính nghệ thuật, tái hiện một Thu Bồn thu nhỏ gắn chặt với văn hóa và con người của vùng đất Quảng Nam.

Mô hình tái hiện dòng sông nghệ thuật

         - Chương trình nghệ thuật tại buổi Khai mạc Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 được đầu tư dàn dựng công phu, nội dung chương trình rất đặc sắc và ý nghĩa, phát huy được các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống riêng có của tỉnh Quảng Nam.

 

 

Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc

          - Không gian triển lãm sản phẩm nghề, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng miền, ẩm thực (diễn ra từ ngày 28/8 – 31/8/2024, tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam): Với quy mô 150 gian hàng OCOP, thu hút hàng nghìn lượt khách hàng đến tham quan và mua sắm.

                 Không gian Festival nghề truyền thống-Quảng Nam 2024

       - Chương trình trình diễn, tái hiện nghề (Từ ngày 28/8 – 31/8/2024, tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam): Hoạt động biểu diễn thực cảnh nghề truyền thống đặc sắc như nghề gốm, nghề mộc, dệt thổ cẩm, đan lát, chiếu cói, nón lá…Qua đó, kể lại một câu chuyện về sự hình thành, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống một cách chân thực và sinh động.

       - Tọa đàm “Những giải pháp bảo tồn, phát triển nghề truyền thống trong thời kỳ hội nhập(Sáng ngày 29/7/2024, tại Khách sạn Bàn Thạch, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam): Tọa đàm là nơi gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển nghề, ngành nghề nông thôn giữa các nghệ nhân, thợ giỏi, chủ cơ sở ngành nghề nông thôn và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đưa ra những giải pháp để bảo tồn, phát triển nghề truyền thống trong thời gian tới.

         - Chương trình biểu diễn Nghệ thuật do UBND thành phố Tam Kỳ chủ trì thực hiện (19h00 tối ngày 29/8/2024, tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam)  

          - Lễ tưởng niệm Bách tổ nghề, tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi (Tối ngày 30/8/2024 tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam)

         - Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp sản phẩm OCOP, sản phẩm nghề, làng nghề với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại (Sáng ngày 31/8/2024, tại Khách sạn Bàn Thạch, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

        - Lễ bế mạc Festival Nghề Quảng Nam 2024 (Vào lúc 16h00 ngày 31/8/2024, tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam)

Festival mỗi ngày đã thu hút khoảng 10.000 lượt người trong và ngoài tỉnh đến tìm kiếm đối tác để liên doanh liên kết, tham quan, mua sắm, tìm hiểu nghề truyền thống... Doanh số bán hàng của các đơn vị tham gia Festival và sản phẩm OCOP ước đạt trên 5 tỷ đồng.

           Kết quả đạt được

          Các hoạt động của Festival được tổ chức trên 3 tiêu chí: Sinh động - Sâu sắc - Sắc màu, cụ thể như sau:

          - Thứ nhất: Thông tin về Festival được thường xuyên phản ánh trên các báo, đài Trung ương và địa phương như: Đài QRT, Báo Quảng Nam, Báo Nông thôn ngày nay, website cổng thông tin điện tử tỉnh. Lễ khai mạc được livestream trực tiếp trên cổng thông tin điện tử tỉnh, Facbook, với chương trình nghệ thuật đặc sắc, nội dung đậm nét dấu ấn về nghề truyền thống trong khuôn khổ Festival có các hoạt động tôn vinh nghệ nhân như nghi lễ Bách nghệ tổ nghề.

          - Thứ hai, các sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống tại Festival tham gia đầy đủ, có chất lượng, mỗi sản phẩm đều là nhân chứng sống cho sự hình thành, bảo tồn và phát triển, gắn với đổi mới, công nghệ thương mại hiện đại, là công cụ phát huy cao nhất sự sáng tạo và gìn giữ yếu tố truyền thống.mSản phẩm có sự chọn lọc, có tính kết nối theo vùng miền từ đồng bằng đến miền núi như: Làng nghề nước mắm, làng nghề mộc, đến nghề đan lát, dệt thổ cẩm… Toàn bộ các hoạt động của chương trình của Festival thể hiện sinh động, hấp dẫn cuốn hút người xem từ đêm khai mạc cho tới tận đêm cuối cùng đã chứng minh sự thành công của sự kiện. Rất nhiều sản phẩm hấp dẫn du khách, tạo điều kiện kết nối cung cầu khá tốt, có nhiều giao dịch mua bán ngay tại lễ hội, hứa hẹn một tương lai hợp tác, phát triển lâu dài.

 

 

Trình diễn nghề tại Festival

          - Thứ ba, thông qua Festival giúp cho việc giao lưu văn hóa và tôn vinh sự đóng góp của các nghệ nhân thợ giỏi đã nhiệt huyết với nghề, giữ nghề, truyền nghề, phát triển kinh tế gia đình dựa vào nghề, gìn giữ văn hóa làng nghề, lao động sản xuất mang tính cộng đồng cao. Qua sự kiện này các nghệ nhân, thợ giỏi sẽ có thêm động lực để cống hiến nhiều hơn nhằm phát triển nghề truyền thống.

          - Thứ tư, Festival cũng là dịp để trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các cá nhân, đơn vị địa phương trong tỉnh. Thông qua các hoạt động tại lễ hội, tại buổi tọa đàm đã tạo sự gắn kết gần gũi, sẻ chia, động viên để tạo điều kiện cho phát triển nghề, làng nghề truyền thống và các sản phẩm nông nghiệp nông thôn theo thế mạnh của các vùng miền, địa phương; hứa hẹn mở ra sự hợp tác, liên kết cùng phát triển thị trường trên phạm vi cả nước và quốc tế.

          - Thứ năm, Festival đã tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn, các nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân gặp gỡ trao đổi để tăng cường liên kết, xúc tiến đầu tư, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh cho các sản phẩm nghề truyền thống, các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu, những đặc sản của tỉnh Quảng Nam nói riêng và từng địa phương trên thị trường trong và ngoài nước.

            - Thứ sáu, các khâu tổ chức được tiến hành bài bản, chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, mang bản sắc văn hoá và truyền thống tỉnh Quảng Nam. Đảm bảo nội dung hoạt động đa dạng, phong phú, đúng chủ đề và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

            - Thứ bảy, quá trình tổ chức thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các Sở, Ban, ngành, hội, đoàn thể và địa phương trong tỉnh.

            Có thể nói thành công của Sự kiện Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 không chỉ nâng cao nhận thức cộng đồng về việc gìn giữ nghề truyền thống mà còn góp phần đẩy mạnh du lịch và kinh tế, khẳng định thương hiệu Quảng Nam là điểm đến văn hóa và sáng tạo

         

Tác giả: admin

Nguồn tin: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: