Theo báo cáo tại buổi làm việc, Sau khi thực hiện thí điểm chương trình OCOP 2018 các địa phương đã đạt được một số kết quả ban đầu khá tích cực. Đó là: Bước đầu, các ngành các cấp đã thể hiện sự quan tâm, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa cả chương trình OCOP; Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình OCOP cấp huyện được hình thành và từng bước kiện toàn. Bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn hạn chế: Đây là Chương trình hoàn toàn mới, do vậy việc thực hiện bước đầu còn khá lúng túng, cán bộ thực hiện các cấp còn thiếu kinh nghiệm, nhận thức về Chương trình OCOP ở các cấp, các cơ quan, ban ngành, địa phương, chủ thể sản xuất nhìn chung vẫn còn hạn chế nhất định.
Quang cảnh buổi làm việc tại huyện Tây Giang
Tại buổi làm việc Đoàn công tác đã kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn các địa phương, các chủ thể phát triển, hoàn thiện các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019, với các nội dung về tình hình triển khai Chu trình OCOP đối với sản phẩm; tiêu chuẩn hóa chất lượng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, hướng dẫn thực hiện qui định về nhãn hàng hóa, sử dụng mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc...; tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm...; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm gắn với du lịch, xây dựng câu chuyện sản phẩm...; hướng dẫn thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất tạo sản phẩm OCOP; kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP...
Quang cảnh buổi làm việc tại huyện Đông Giang
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Mai Đình Lợi đánh giá cao những nỗ lực của địa phương trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị địa phương khẩn trương tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân hiểu về Chương trình OCOP, đồng thời rà soát tổng hợp danh sách các sản phẩm đăng ký năm 2019 theo quy định đã được tập huấn hướng dẫn.