Chi tiết tin

A+ | A | A-

Đèn lồng Hội An (Đèn lồng Dé Lantana) Sản phẩm OCOP Quảng Nam

Người đăng: Admin Ocop Ngày đăng: 14:03 | 23/12 Lượt xem: 940


Hình ảnh Đèn lồng Hội An được vinh dự cấp hạng 3 sao cho sản phẩm Đèn lồng Hội An ( OCOP 2018 ) Tại khách Sạn Hương Sưa – Tam Kỳ - Quảng Nam

“Hội An đêm rằm” là sáng kiến độc đáo, một sáng tạo tuyệt vời của người dân Hội An nơi đây nhằm phát huy giá trị truyền thống trong môi trường cuộc sống hiện đại. Chính những chiếc đèn lồng Hội An phong phú đủ màu sắc rực rỡ, kích cỡ, kiểu dáng được thắp lên đêm 14 rằm âm lịch hằng tháng đã tạo nên cho một khu phố cổ Hội An một vẻ đẹp huyền bí và khác thường rực rỡ, lung linh, huyền ảo, sống động và thơ mộng ví như một câu ca được truyền miệng của xứ Hội An nơi đây.

“Hội An đất chật, người đông

Nhân tình thuần hậu,lá bông đủ màu”.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết chính xác đèn lồng Hội An ra đời từ bao giờ: Ai là người đầu tiên tạo nên những chiếc đèn lồng? Sử dụng đèn lồng (Den long Hoi An) với ý nghĩa gì? Theo các nhà nghiên cứu được biết biểu tượng văn hóa của thế giới thì: ý nghĩa của cái đèn gần với ý nghĩa của sự tỏa sáng. Ngọn đèn là một biểu tượng của con người Việt Nam. Việc cúng dâng đèn vào một điện thờ cũng có nghĩa là tự hiến dâng mình, đặt mình dưới sự bảo vệ của các đấng vô hình và các thần bản mệnh.

Người Hội An nơi đây kể lại rằng: Theo người già thời xưa kể lại, ông tổ của đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường: khi đó chuyên làm thợ mã đầu rồng trong các cuộc thi nhưng cũng có giả thiết cho rằng đèn lồng xuất hiện theo chân những người Trung Quốc đến từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông,…

Thợ làm đèn lồng phải có con mắt chọn tre tinh tế. Tre làm đèn lồng phải được chọn từ loại tre ngâm với nước muối khoáng 10 đến 15 ngày để chống mọt ăn. Sau đó, sẽ phơi khô và vót mỏng tùy theo kích cỡ chiếc đèn. Vải lụa tơ tằm có độ dài khi căng trên khung đèn không bị rách. Người Hội An thích dùng lụa Hà Đông để bọc đèn. Thứ lụa này làm cho ánh sáng thêm huyền ảo sống động hơn. Để làm hoàn chỉnh một chiếc đèn không phải dễ, còn phải bỏ công sức tiện gỗ quét sơn hay vécni, kết tua đèn, uốn dây thép làm chỗ treo, móc đèn.

Ánh sáng từ những ngọn đèn nến mờ ảo làm cho đường nét kiến trúc cổ của Hội An hiện ra với vẻ đẹp huyền bí bất ngờ với các du khách trong và ngoài nước đến thăm. Phố đêm, ánh nến bên Sông Hoài và tiếng rao đêm… là ý tưởng hình thành Đêm Hội An.

Hình ảnh APEC 2017 Tại Xưởng đèn lồng Dé lantan ( Den long Hoi An )
35 Lý Thái Tổ - Hội An – Quảng Nam

Ngày 01/12/2009. Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Khách du lịch đến Hội An ngày càng một tăng lên. Lồng đèn để đáp ứng được điều đó của nhu cầu khách du lịch phải làm nhanh, xếp lại được để du khách mang đi tiện lợi, gọn. Các lồng đèn cổ thường được làm to căng bằng lụa tốt vẽ công phu mang ý nghĩa triết lý hoặc những rung động tâm hồn, cảm xúc của người vẽ nay đã được vẽ đơn giản hơn hoặc thêu bằng máy móc, thậm chí chỉ dùng vải lụa dệt các loại hoa chim hoa nỗi của làngVạn Phúc (Hà Đông) rực rỡ kiêu sa đủ màu sắc thay thế cho nét họa.

Hình ảnh Đèn lồng Hội An được trưng bày và quảng bá tại lễ hội Việt - Nhật
diễn ra tại TP Hội An – T. Quảng Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề đèn lồng truyền thống nhưng chỉ có 2 làng nghề đèn lồng nổi tiếng và giữ được những nét văn hóa, truyền thống đó là: Làng nghề đèn lồng ở Hội An và làng nghề lồng đèn Phú Bình ở Tp. Hồ Chí Minh.

Dé Lantana tự hào là một trong những xưởng sản xuất hàng đầu về mặt hàng đèn lồng Hội An tại thành phố Hội An.

Đèn lồng Hội An là một trong những sản phẩm đầu tiên tham gia và đạt tiêu chuẩn OCOP Quảng nam.

Tác giả: CCPTNT

Nguồn tin: Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Nam

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: