Chi tiết tin

A+ | A | A-

Sản phẩm OCOP dệt thổ cẩm túi A ĐHir của đồng bào Cơ Tu

Người đăng: BCVT Phòng Ngày đăng: 8:01 | 26/10 Lượt xem: 637

Túi A ĐHir là tên gọi của loại sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào Cơ Tu, do HTX dệt thổ cẩm ZaRa (xã Tà Bhing, huyện Nam Giang) sản xuất và được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.



Ảnh minh họa.

Huyện Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung nhiều bà con dân tộc Cơ Tu sinh sống, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Đến ZaRa, tất cả các thợ dệt trong làng tập trung vào một nhà, cùng nhau dệt vải, tra cườm. Vải thổ cẩm dệt xong được đưa vào xưởng may tập trung, mỗi người một công đoạn, may váy quấn, khố, tấm đắp, túi… và nhiều loại vật dụng khác.

Túi A ĐHir (Vải, túi xách Thổ cẩm)- HTX dệt thổ cẩm Cơ tu - ZaRa- Xã TaBhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được công nhận đạt hạng 3 sao theo Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 và Quyết định 1170/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng OCOP lần thứ I - năm 2018 thuộc Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Nam.

Thổ cẩm của ZaRa được làm hoàn toàn thủ công và khép kín, từ khâu trồng cây nguyên liệu như bông, gai, đay, xe sợi, nhuộm, dệt vải, tạo hoa văn, tra cườm, thêu… cho đến may thành sản phẩm. Các khung dệt ở đây cũng được làm thô sơ, chỉ từ những thanh tre, nứa… Trong đó, đặc sắc nhất chính là các sản phẩm thổ cẩm hoa văn cườm. Để dệt nên một hoa văn cườm, người thợ phải cắt sợi ngang rồi chèn các hạt cườm vào, tùy theo trí tưởng tượng của mình mà thêm hay bớt hạt. Số hạt càng nhiều, hoa văn dệt càng khó, và ngược lại. Hoa văn cầu kỳ thể hiện sự tinh xảo của đôi tay người thợ dệt, và điều đặc biệt là các hoa văn tạo ra mỗi lúc không giống nhau. Hoa văn thổ cẩm Cơ Tu thường được dệt bằng sợi bông trắng trên nền vải đen hoặc sẫm màu.

Bên cạnh đó, Huyện Nam Giang xác định Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển trong khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). "Nam Giang đã tập trung thành lập và phát triển nhiều hơn nữa các hợp tác xã nông, lâm nghiệp; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, tham gia chế biến các mặt hàng nông, lâm sản mang thương hiệu sản phẩm OCOP của huyện để bán ra thị trường; các hợp tác xã, cũng như các doanh nghiệp tư nhân này chính là hạt nhân, nòng cốt nhằm thúc đẩy người dân phát triển sản xuất, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện…", ông Chương Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang cho biết.

Đặc biệt, trong năm 2020 này, huyện Nam Giang đã đăng ký 03 sản phẩm tham gia cấp tỉnh, đồng thời huyện cũng đã khuyên khích các đơn vị, chủ thể, người dân tiếp tục đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; xem xét, đầu tư các sản phẩm trọng điểm có triển vọng cao. Phấn đấu bình quân mỗi năm có 2 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh và dự kiến đến năm 2025 có 10 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh.

Tác giả: Nam Phương

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: