Chi tiết tin

A+ | A | A-

UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm Chương trình OCOP năm 2022

Người đăng: Admin Ocop Ngày đăng: 10:50 | 01/07 Lượt xem: 464

Ngày 22/6/2022 UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 4012/UBND-KTN về việc tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm Chương trình OCOP năm 2022

     Các sản phẩm OCOP Quảng Nam tham gia kết nối tại Hà Nội tháng 6/2022

            Nội dung Công văn;  theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, qua theo dõi tình hình thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 485/UBND-KTN ngày 21/01/2022 về triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2022, đến nay, các ngành, địa phương đã thực hiện tốt các nội dung như tham mưuUBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2134/KH-UBND ngày 08/4/2022 triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2022; 18/18 huyện/thị xã thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP cấp huyện,… Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ chưa được tập trung nên một số tồn tại trong thực hiện Chương trình vẫn chưa được khắc phục, như: Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức; công tác chỉ đạo, điều hành triển khai Chương trình; hỗ trợ xúc tiến thương mại, bán hàng OCOP; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Để thực hiện có hiệu quả Chương trình trong năm 2022, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 485/UBND-KTN ngày 21/01/2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
      1. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo:
    - Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân hạng sản phẩm, phải tổ chức kiểm tra thực tế và lập biên bản tại cơ sở sản xuất trước khi xem xét, đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng. Hồ sơ và mẫu sản phẩm gửi về Hội đồng cấp tỉnh phải đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành, các văn bản hướng dẫn liên quan (UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đề nghị Hội đồng tỉnh đánh giá, phân hạng các sản phẩm mà Hội đồng cấp huyện đánh giá đạt từ 50 điểm trở lên đối với sản phẩm mới tham gia đánh giá lần đầu và đối với các sản phẩm nâng cấp, thì phải có điểm đạt ở mức cao hơn các hạng sao OCOP mà UBND tỉnh đã công nhận trước đây).
    - Rà soát lại danh sách sản phẩm, chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2022 đã được phê duyệt có sai sót, hoặc cần thay đổi, bổ sung thì có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT (trước ngày 10/7/2022) điều chỉnh kịp thời.
    - Cán bộ được phân công tham mưu thực hiện Chương trình OCOP cấp huyện, xã cần dành thời gian tham gia các lớp tập huấn do Trung ương, tỉnh tổ chức; quan tâm nghiên cứu các quy định về triển khai Chương trình OCOP, quy trình lập hồ sơ đánh giá, phân hạng để giúp cho chủ thể hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm và hiểu nội dung mình cần thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh trường hợp chủ thể tự thuê các đơn vị tư vấn không đảm bảo về chuyên môn thực hiện trọn gói hồ sơ, sản phẩm dự thi dẫn đến hồ sơ sản phẩm không đảm bảo theo yêu cầu (chỉ nên thuê tư vấn những nội dung chủ thể không tự làm được, khuyến khích chủ thể tự hoàn thiện hồ sơ sản phẩm).
    - Rà soát các sản phẩm đã được công nhận hạng sao OCOP nếu đủ 36 tháng tính từ thời điểm công nhận, có nhu cầu đăng ký phân hạng và công nhận lại hạng sao thì lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/7/2022 để đánh giá, công nhận lại theo quy định.
    - Rà soát các sản phẩm đã được công nhận hạng sao OCOP mà chủ thể không còn hoạt động sản xuất, đã giải thể, vi phạm các điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh, giấy đủ điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh,… lập danh sách đề nghị UBND tỉnh thu hồi Quyết định công nhận hạng sao OCOP và giấy Chứng nhận (gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/7/2022).
    - Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát kinh phí đã được phân bổ cho Chương trình, lập phương án hỗ trợ chi tiết cho chủ thể và các hoạt động triển khai Chương trình tại địa phương, nếu kinh phí không thực hiện hết thì có văn bản báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/6/2022 để tham mưu điều chuyển sang đơn vị khác.
     2. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát các sản phẩm đã được công nhận hạng sao OCOP không còn hoạt động sản xuất, chủ thể sản xuất đã giải thể, ngừng hoạt động, các sản phẩm vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan chuyên môn kiểm tra phát hiện để tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận hạng sao OCOP.
    3. Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường theo chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có kế hoạch tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP vi phạm, trường hợp vi phạm đến mức cần thu hồi Chứng nhận OCOP thì có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Chương trình OCOP) để tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
    4. Sở Công Thương:
   - Tăng cường các hoạt động về xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP, tổ chức tham gia các Hội chợ, triển lãm do Trung ương
và các địa phương khác trong nước mời.
   - Hằng năm chủ động xây dựng Kế hoạch kinh phí về xúc tiến thương mại thực hiện Chương trình OCOP, trình cơ quan thẩm quyền quyết định và bố trí kinh phí để thực hiện.

Tác giả: Võ Hưng

Nguồn tin: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: