1. Về chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, việc ban hành các văn bản chỉ đạo đối với Chương trình OCOP
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình OCOP năm 2019 trên phạm vi toàn tỉnh. Cụ thể như:
Thông báo số 29/BCĐ ngày 20/3/2019 của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về y kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2018, nhiệm vụ và giải pháp triển khai năm 2019.
Công văn số 1562/UBND-KTN ngày 25/3/2019 của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của các địa phương chỉ đạo điểm.
Công văn số 1564/UBND-KTN ngày 25/3/2019 của UBND tỉnh về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Quyết định số 1626/QĐ-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019.
Công văn số 5615/UBND-KTN ngày 23/9/2019 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, đánh giá phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Công văn số 6771/UBND-KTN ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh về việc kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 đạt hạng 3 sao trở lên.
Công văn số 7298/UBND-KTN ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/10/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình OCOP.
Kế hoạch số 6283/KH-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về tổ chức, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019.
Quyết định số 3842/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2020.
Quyết định số 4219/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề nông thôn và Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp & PTNT cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai, thực hiện Chương trình OCOP.
- Cấp huyện: Hầu hết các địa phương đều đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình OCOP năm 2019 trên phạm vi cấp huyện (Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2019, Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện...).
2. Công tác kiện toàn Bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình OCOP
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh đã có quyết định giao nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 là cơ quan chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh; cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách cho Ban chỉ đạo tỉnh là Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT); Quyết định thành lập các Tiểu ban giúp việc thực hiện Chương trình OCOP Quảng Nam (bao gồm các tiểu ban: Phát triển sản phẩm và các hình thức tổ chức sản xuất; Tiểu ban Xúc tiến Thương mại; Tiểu ban Thông tin và Truyền thông).
+ Cấp huyện: UBND cấp huyện quyết định giao nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện là cơ quan chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP; cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách cho Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu cấp huyện là Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2018, dự kiến kế hoạch năm 2019. Tại Hội nghị này, tỉnh lồng ghép hoạt động cấp giấy chứng nhận các hạng sao OCOP cho các chủ thể có sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên. Trong năm 2019, Sở Nông nghiệp&PTNT tham mưu tổ chức họp các thành viên BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thành viên liên quan Chương trình OCOP) tổ chức họp bàn các nội dung, kế hoạch công tác đánh giá phân hạng sản phẩm năm 2019.
- Trong tháng 12/2019, đã tổ chức Đoàn tham quan học tập Chương trình OTOP tại Thái Lan với 07 thành viên tham gia.
3. Công tác ban hành Đề án/Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP
Hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh có xây dựng nội dung thực hiện nhiệm vụ Chương trình OCOP theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh ban hành. Sở Công thương xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại (chủ yếu các hoạt động hội chợ, triễn lãm, trưng bày); Sở Thông tin&Truyền thông có kế hoạch tổ chức tuyên truyền Chương trình OCOP cho các đơn vị văn hóa, thông tin và truyền thanh cơ sở.
4. Các chính sách hiện hành, ban hành chính sách, cơ chế mới hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP; việc tổ chức các đoàn công tác liên ngành (nông nghiệp, công thương, y tế, khoa học công nghệ,..) hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong chương trình OCOP
- Về cơ chế, chính sách:
Theo nội dung Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh Quyết định phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” thì bên cạnh nguồn vốn Trung ương, mỗi năm tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên, bố trí 10 tỷ đồng cho việc thực hiện Chương trình này (UBND tỉnh đã phân bổ nguồn ngân sach tỉnh 02 năm 2018, 2019 là 20 tỷ).
Ngày 18/12/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4129/QĐ-UBND về việc Ban hành nội dung, định mức chi hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề nông thôn, Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2020 (Quyết định này thay thế Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 20/9/2018). Trong đó có nhiều nội dung hỗ trợ cho Chương trình OCOP như: hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, chủ thể OCOP; chi truyền thông, thông tin, tuyên truyền; thiết kế, bao bì, nhãn mác; một số máy móc thiết bị liên quan; xây dựng/nâng cấp điểm, trung tâm bán hàng OCOP; xúc tiến thương mại; quản lý chất lượng, bảo hộ sở hữu thương hiệu….
- Về tổ chức các đoàn công tác liên ngành (nông nghiệp, công thương, y tế, khoa học công nghệ,..) hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong chương trình OCOP
Năm 2019, Sở Nông nghiệp&PTNT tham mưu BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh thành lập các Tổ liên ngành: Sở Nông nghiệp&PTNT, Công thương, Y tế, Khoa học &Công nghệ đến làm việc với các địa phương, chủ thể sản xuất để hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung chương trình; tư vấn hoàn thiện, phát triển sản phẩm; hồ sơ thủ tục tham gia, đánh giá, phân hạng sản phẩm… Bên cạnh đó, các Sở: Công thương, Y tế, Khoa học &Công nghệ, Tài nguyên và MT cử cán bộ trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên ngành liên quan cho chủ thể, cá bộ quản lý OCOP các địa phương như: nhãn hiệu, thương hiệu, ghi nhãn, tự công bố/đăng ký bản tự công bố, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các nội dung liên quan về bảo vệ môi trường trong sản xuất,…
5. Về thuê tư vấn triển khai Chương trình OCOP (tư vấn triển khai tổng thể, tư vấn từng phần công việc,..), tên các đơn vị tư vấn:
Năm 2019, Chi cục Phát triển nông thôn hợp đồng với Công ty DK Pharma, Đại học Dược Hà Nội thực hiện một số khâu như tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ OCOP, chủ thể tham gia OCOP; khâu đánh giá, phân hạng sản phẩm; phân tích, lựa chọn các đối tác OCOP.